HLT.vn - iDiaLy.com - DiaLy.edu.vn

Đồng bằng sông Cửu Long

Đồng bằng sông Cửu Long

Ai cũng biết ĐBSCL bát ngát, cò bay gãy cánh, trù phú.... Nhưng ít ai biết là khi các chúa Nguyễn mới đặt chân đến vùng đất này, nơi đây rất hoang hóa, ẩm thấp, giao thông khó khăn, toàn là rừng rậm và đầm lầy.... Hai vùng đất nổi tiếng về trù phú ngày nay là Tứ giác Long Xuyên và Đồng Tháp Mười, ngày ấy là vùng đất phèn, ngập nước.

Sau đó là cả quá trình đào kênh liên tục, trải dài qua nhiều thế hệ, hàng triệu tấn đất được đào lên để tháo mặn, rửa phèn, mang nước tưới đến cho các cánh đồng và tạo nên đường giao thông chính, cũng như văn hóa cho con người miền Tây.

Hoạt động đào kênh còn kéo dài qua nhiều thời kỳ, nhiều thế hệ và đến tận ngày nay. Theo Viện Khoa học Thủy lợi Miền Nam, ĐBSCL có 45.657 kênh rạch lớn nhỏ, với tổng chiều dài hơn 91.000 km (gấp 2 lần đường xích đạo).

Chính hệ thống kênh rạch chằng chịt này đã tạo nên sự khác biệt rất lớn giữa đồng bằng hạ lưu sông Mekong ở Campuchia và ở Việt Nam. Một bên xanh mướt, một bên bên vàng như cánh đồng hoang.
Viện Khoa học Thuỷ lợi miền Nam (2018) có bài báo nghiên cứu khả năng thoát lũ ở đồng bằng sông Cửu Long. Xin trích lược các đoạn liên quan: "Nghiên cứu tại 10.000 điểm khảo sát trong 10 năm (1998 - 2008), các nhà khoa học kết luận lòng sông hạ thấp trung bình 1,3m/năm, lượng cát lấy trên tuyến sông Tiền khoảng 93 triệu m3 và sông Hậu 110 triệu m3, đồng thời có những chỗ xói sâu lên đến 15m tại Sa Đéc. Lê Mạnh Hùng et al (2010) chỉ ra rằng, lượng cát lấy từ các tỉnh ở ĐBSCL đã vượt ngưỡng bùn cát cho phép với tổng lượng khoảng 28 triệu m3/ năm, tương đương khoảng 0,076 triệu tấn/ ngày, thực tế con số này còn lớn hơn nhiều do đây chỉ là tài liệu báo cáo chính thống từ các tỉnh năm 2013".
"Hầu hết các cửa sông có tổng lượng nước do thủy triều chảy vào tăng mạnh trong khi đó tổng lượng dòng chảy ra không tăng nhiều. Tại Mỹ Thuận dòng chảy vào tăng trong giai đoạn 20 năm là 31% trong khi dòng chảy ra lại giảm 6%. Các cửa sông Tiền, dòng chảy vào tăng mạnh nhất trên sông Cổ Chiên (12%) còn ở các cửa khác khoảng 8-9%".

"Tại Cần Thơ, tổng lượng nước chảy vào tăng lên 29% trong vòng 20 năm trở lại đây, trong khi đó tổng lượng nước chảy ra chỉ tăng 8%, sự mất cân bằng của dòng chảy vào và dòng chảy ra đã làm cho việc ngập lụt Cần Thơ tăng lên rõ rệt. Ngoài ra, tại Cửa Trần Đề dòng chảy vào tăng nhẹ (1%) nhưng dòng chảy ra tăng mạnh hơn (11%) (...). Nếu tính tổng lượng truyền triều tại các cửa sông và tại tổng hai trạm trên sông Tiền (Mỹ Thuận) và sông Hậu (Cần Thơ) cho thấy, tổng lượng chảy vào tăng khoảng 21% trong khi đó tại Mỹ Thuận và Cần Thơ tăng 46%, trong khi đó lượng nước chảy ra tại các cửa chỉ tăng khoảng 8%. Sự gia tăng đột biến lưu lượng truyền triều vùng giữa đã làm cho việc ngập lụt rất lớn vùng này là nguyên nhân chính gây ngập trong những năm trở lại đây (...). Đánh giá trong 20 năm trở lại đây, nếu kết hợp với sụt lún đất (tốc độ lớn nhất 3cm/năm) và nước biển dâng cao (0,17cm/ năm) cho thấy việc gia tăng này còn tiếp tục tiếp diễn".

................................................
Tài liệu Địa Lý được idialy.com sưu tầm dưới đây chỉ mang tính chất tham khảo. idialy.com không chịu bất cứ trách nhiệm nào nếu có sự cố xảy ra. Cảm ơn.

iDiaLy.com - Tài liệu , videos địa lý miễn phí
- Webiste/app: idialy.com

Tải app iDiaLy.com cài vào điện thoại của bạn để không hiện quảng cáo nhé
iDiaLy.com - Tài liệu Địa Lý miễn phí



DBSCL Tài liệu tham khảo Tin tức
Lên đầu trang